024 2211 2691 Test trình độ Đăng ký học thử
Oxford UK VietNam

Tổng hợp 15 tips luyện thi IELTS Listening hiệu quả

Listening luôn là vấn đề nan giải và khiến các bạn dễ chùn bước vì độ khó của nó. Trong phần thi này, các bạn chỉ được nghe một lần duy nhất và không có cơ hội nghe lại vì vậy nếu không nắm rõ các tips làm bài thì rất dễ dẫn đến việc mất điểm đáng tiếc. Oxford English UK sẽ chia sẻ 15 tips luyện thi IELTS Listening hữu hiệu nhất giúp các bạn tự tin khi làm bài thi Listening.

  1. Kiểm tra dụng cụ + thiết bị

Khi bạn thấy tai nghe có vấn đề gì thì phải giơ tay cần hỗ trợ ngay lập tức. Bút chì, gôm đều phải sẵn sàng và đảm bảo không có trục trặc gì cả đừng để những yếu tố nhỏ nhặt gây trở ngại nhé.

  1. Chia thời gian hợp lý

Trong các phương pháp học IELTS, chia thời gian luôn là điều ưu tiên các bạn cần ắm. Đối với Listening, sau mỗi section, băng sẽ cho bạn 1 phút để kiểm tra câu trả lời và đọc section tiếp theo. Các bạn nên đọc section tiếp theo luôn mà không kiểm tra lại câu trả lời vì băng nghe đã chạy hết, rất khó để sửa lại cho đúng câu trả lời, và lại bạn luôn có thời gian để chuyển trả lời chưa chính thức đó vào answer sheet, hãy điều chỉnh câu trả lời lúc đó. 1 mẹo nhỏ là khi bạn đã điền xong câu trả lời cuối cùng của section thì nhiều khi băng vẫn còn đang chạy, sau đoạn đó bạn sẽ không cần nghe nữa, hãy tranh thủ kiểm tra những câu đã điền hay lật và đọc section tiếp theo ngay luôn, tương từ khi hết section 4 thì kiểm tra câu trả lời và bắt đầu ngay chuyển đáp án vào answer sheet.

  1. Khoanh tròn key words

Khoanh tròn cụm từ quan trọng trong câu hỏi (key words), nhất là phần multiple choice, các phần khác thì các bạn phải tự điều chỉnh vì sẽ không đủ thời gian để khoanh tròn hết những câu đề cho, chú ý khoanh những chỗ quan trọng như tên, địa điểm, cụm từ chính, v.v….

Khoanh cả yêu cầu trọng điểm của đề, ví dụ: các đề yêu cầu điền 2 hay 3 từ vào chỗ trống, điền chữ cái hay số, v.v…

  1. Đoán câu trả lời

Dựa vào đề và ngữ cảnh xung quanh để đoán xem câu trả lời sẽ ở dạng nào, từ hay số hay tên, tính từ, danh từ, hay động từ, v.v…

  1. Đoán chủ đề của bài nghe

Cách này dùng cả trong reading. Để não và những giác quan của bạn làm quen với những hình ảnh, âm thanh liên quan đến chủ đề để chúng có thể “dung nạp” đoạn hội thoại vào hệ thống dễ dàng hơn, giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi nghe.

  1. Cẩn thận với thứ tự câu hỏi

Điều này rất quan trọng đối với đề bài là table hay map, biểu đồ v.v…. Bởi vì đôi khi câu hỏi không đơn giản đi từ phải sang trái mà theo 1 trật từ hoàn toàn khác, nếu không nhìn kĩ và bị nhầm thứ tự lúc nghe các bạn sẽ bị “lost” và bối rối, kết quả là đi tong cả section vì các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, sẽ khó theo kịp sau khi bị lúng túng đoạn nào đó.

  1. Chú ý những chỗ trống gần nhau

Có khi 1 câu trong đề bao gồm 2 chỗ trống cần điền, các bạn cần để ý và bảo đảm là mình nghe và điền đủ chúng, và vì nó liên quan đến nhau nên không thể lo nghe 1 câu rồi “thương nhau” để đó câu còn lại vì phần lớn chúng sẽ nằm chung trong 1 câu thoại của người nói. Các bạn cần nghe cả câu và chú ý cả 2 chỗ để điền đúng.

  1. Lỡ rồi thì cứ bỏ qua

Nếu như các bạn nhỡ bỏ mất 1 chỗ trống cần điền thì hãy quăng nó nó ra khỏi đầu ngay và luôn để tránh ảnh hưởng đến những phần tiếp theo. Các bạn có thể sử dụng những phần sau mình nghe được để đoán từ đó, 1 điểm rất quan trọng nhưng vì hoảng quá mà “tiễn bước” cả section luôn thì uổng lắm nhé.

  1. Paraphrasing

Không phải lúc nào đề hay câu hỏi cũng y chang với đoạn hội thoại nên không thể dùng chính xác những key word để đối chiếu hội thoại được, các bạn phải nghe hết để hiểu người ta đang nói gì. IELTS rất hay có những bẫy trong multiple choice kiểu như nghe mang máng thì câu trả lời nào cũng xuất hiện trong bài nghe, vậy cái nào mới đúng đây? Chính bởi vì các bạn không thể “search” những key word trong bài nghe rồi chọn câu trả lời được, mà phải nghe để hiểu và chọn đáp án đúng.

  1. Không phải từ nào cũng biết

Khi nghe thấy từ nào lạ quá mà mình không hiểu được thì đừng có “panic” ngay mà cứ hãy bỏ qua nó đi, nghĩa chung của cả câu hay cả đoạn vẫn quan trọng hơn. Việc nghe và hiểu rõ từng chữ nhiều khi cũng khó với dân bản địa lắm nhé, huống chi là chúng ta.

  1. Chính tả và ngữ pháp

Khi chuyển câu trả lời vào answer sheet là lúc bạn nên chú ý 2 yếu tố này nhất. Đã bao lần mất điểm vì 1 chữ “s” nhỏ xíu rồi? Có thấy tức không nè? Bởi vậy nên mới phải chú ý đến nó đó, chưa kể đến những lỗi chính tả tưởng chừng dễ như double chữ sau khi thêm “ing” hay “ed”, beginning, stopping, stopped, spotted, cramming, crammed, v.v… Thêm “s” sau chủ từ số ít, những danh từ lúc nào cũng là số nhiều pants, glasses, clothes, goods, v.v….Nhớ học kĩ từ và ngữ pháp nữa nhé.

Phương pháp tự luyện thi IELTS tại nhà hiệu quả

Spelling của Anh hay Mỹ thì không quan trọng nhé, vì cả 2 đều được tính điểm. (organization vs organisation, favor vs favour, program vs programme, theater vs theatre, v.v…)

  1. Answer sheet quan trọng nhất

Đề chỉ để dùng để nghe thôi, answer sheet mới là quan trọng. Sau phần nghe thì lúc chuyển đáp án vào answer sheet là lúc nên cẩn thận nhất, chú ý lại yêu cầu số từ, chính tả, v.v…Từ nối có gạch ngang được tính là 1 từ, số là 1 từ. Multiple choice cần điền chữ cái ABCD không phải cụm từ hay từ. đề bài thì viết gì cũng được cả, miễn là có đáp án để chuyển. Ngoài ra còn nên chú ý số thự tự để chuyển đúng vị trí.

  1. Làm quen với accent

Những accent có thể có trong bài nghe là Úc, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, v.v.. đôi khi còn có giọng Ấn hay Châu Âu, nhưng quan trọng là phần lớn là giọng Anh.

  1. Tập nghe + phát âm những thứ cơ bản

Section 1 chắc chắn sẽ có những phần như đọc số hay đánh vần tên. Hãy chắc rằng mình quen với 2 yếu cố cơ bản này vì sự khác nhau của accent và phản ứng nhanh đối với tiếng anh.

  1. Đừng bỏ trống chỗ nào cả

Trả lời sai thì không được điểm chứ không ai trừ điểm cả, vậy nên dại gì mà không thử nè. Dùng cách đoán câu trả lời ở trên hay điền đại 1 từ nào đó thấy hợp lý. Nhất là multiple choice, cứ đoán xem cái nào là logic nhất hay đơn giản là chọn câu trả lời thần thánh “C”.

 

Share this...
Share on Facebook
Facebook
Tweet about this on Twitter
Twitter

Related posts