Luyện thi IELTS nên bắt đầu từ đâu?
Khi bước vào quá trình luyện thi IELTS, bạn sẽ lạc lối vì không biết mình sẽ phải bắt đầu từ đâu để kết quả đạt được thật hiệu quả. Tuy nhiên, mọi thứ đều có lộ trình và cách học riêng, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn, siêng năng học tập đều đặn, kết quả sẽ làm bạn hài lòng. Đối với những ai mới tiếp xúc với kiến thức IELTS sẽ nảy sinh hàng chục câu hỏi như: Luyện thi IELTS nên bắt đầu từ đâu? Có phải học ở trung tâm không? Tài liệu tìm ở đâu? Câu trả lời sẽ được Oxford English UK đưa ra trong bài viết dưới đây.
Kiểm tra trình độ hiện tại
Học IELTS là bước vào một trận chiến đòi hỏi phải có nhiều cố gắng mới tiếp thu và đạt được band điểm cao như mong muốn. Bởi IELTS có khối kiến thức rộng và đòi hỏi ghi nhớ, rèn luyện đầy đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cẩn thận. Vì thế, để đạt được IELTS 7.0, một mục tiêu cũng không phải dễ dàng, các bạn cần phải đầu tư một khối lượng thời gian cùng công sức theo học với một lộ trình học đúng hướng.
Để có một lộ trình tự luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu thì bạn phải xác định được trình độ của mình thông qua những bài test. Bài test có thể được tổ chức bởi những trung tâm thi thử IELTS hoặc làm qua những bài test Online qua các trang đáng tin cậy trên mạng xã hội như https://luyenthiielts7.com/kiem-tra-trinh-do/.
Sau khi thực hiện xong bài test, bạn sẽ xác định được trình độ của mình đang ở mức độ nào. Từ đó việc ôn luyện IELTS sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy bạn sẽ đưa ra được kế hoạch thực hiện mục tiêu cho bản thân. Đó có thể là kế hoạch học tập, du học hay tìm kiếm công việc lý tưởng.
Làm quen với tiếng Anh
Đối với người mới bắt đầu, bạn không nên vội vàng lao ngay vào các tài liệu luyện thi IELTS dày cộp mà hãy làm quen và luyện tập thông qua việc nghe nhạc tiếng Anh, xem phim nước ngoài thường xuyên. Hãy tập cho mình thói quen “ăn ngủ” cùng tiếng Anh thông qua các bài hát, các bộ phim.
Bên cạnh đó, một số tài liệu học IELTS cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo như luyện nghe với các bản tin, video clip từ BCC hay CNN với phụ đề. Mặc dù không hiểu ngọn ngành nhưng việc nghe như vậy sẽ khiến bạn quen dần với việc sử dụng tiếng Anh. Sau khi nghe, bạn cũng có thể chuyển qua đọc các bài báo tiếng Anh trên Breaking News English, CNN hay BBC.
Phương pháp tự luyện thi IELTS tại nhà hiệu quả
Sau khi xác định được trình độ của mình, các bạn nên bắt đầu từ việc lập thời khóa biểu học IELTS tại nhà. Người học nên chủ động dành thời gian tại nhà để ôn luyện thi IELTS và áp dụng kiến thức được học nhằm rèn luyện cùng phản xạ nhanh với tiếng Anh, phục vụ cho việc thi thật về sau.
Kĩ năng Listening
Để tăng khả năng nghe tiếng Anh, bạn nhất định phải có phương pháp học tốt và luyện nghe thường xuyên. Bạn có thể tập nghe tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi, khi đi xe bus tới trường, khi dọn nhà, khi nấu cơm, rửa bát, khi đi tắm, ngay cả khi đi vệ sinh hay trước khi đi ngủ. Đừng cảm thấy nản lòng hay buồn phiền vì không nghe được nhiều hay thậm chí chẳng thể hiểu nổi người nói đang diễn đạt ý gì. Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh sẽ giúp bạn quen với cách phát âm của tiếng Anh, dần dần sẽ thấy dễ nghe hơn.
Các kênh youtube của BBC, VOA, Breaking news English, NEWS, TED là những nguồn tiếng Anh chính thống với ngữ pháp và phát âm tốt kèm theo cả bản phụ đề. Do đó, việc luyện nghe và chép lại phụ đề sẽ giúp kỹ năng nghe của bạn cải thiện lên rất nhiều, bạn sẽ không dừng lại ở việc nhận biết âm thanh nữa mà nghe bạn có thể biết được đó là từ gì.
Kĩ năng Reading
Đối với kĩ năng Reading, bạn nên bắt đầu đọc từ những cuốn sách, truyện tranh ưa thích hoặc các tin tức thường có nội dung đơn giản. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ đọc hơn và không thấy bị nản. Trên thực tế, bài thi IELTS bao gồm nhiều phần kiến thức, trong đó có bao hàm cả những kiến thức liên quan tới các chủ đề quen thuộc quanh cuộc sống của bạn. Do đó, nắm vững các từ vựng về các chủ đề này sẽ giúp bạn dễ dàng đạt điểm trong bài thi hơn.
Kĩ năng Speaking
Tiếng Anh là phải thực hành mỗi ngày, chính vì vậy hãy nói tiếng Anh mỗi ngày nếu muốn tốt hơn. Bạn có thể thực hành nói trước gương, tự nói với bản thân mình. Có thể lựa chọn mỗi ngày một chủ đề. Đây là phương pháp khá thú vị mà bạn có thể thực hành bất kỳ khi nào có thời gian rảnh. Khi nói trước gương, bạn có thể nhìn thấy khẩu hình phát âm của bạn và từ đó tự mình chỉnh sửa các lỗi phát âm.
Kĩ năng Writing
Tập viết tiếng Anh học thuật thường tốn khá nhiều thời gian. Bạn nên bắt đầu từ việc viết các câu đơn giản, các đoạn văn ngắn, rồi sau đó mới tới các câu phức và đoạn văn, bài văn dài. Khi luyện tập các kỹ năng khác, vốn từ vựng của bạn sẽ dày dặn dần lên, trở thành nguồn nguyên liệu để bạn phát triển khả năng viết của mình.
Sau khi tập viết, bạn hãy luyện thói quen đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa sao cho câu từ trở nên hay và gãy gọn hơn. Bạn cũng có thể tập viết và nhờ thầy cô, hoặc bạn sửa lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp để nhận ra những điều mình còn thiếu sót.