5 tips không thể không biết khi ôn thi IELTS Reading
Reading có thể nói là khó mà cũng không quá khó trong tổng thể 4 kỹ năng của bài thi IELTS. Bởi đây là kỹ năng có dạng bài thi rõ ràng, không phải “căng tai” để nghe trong một lần hay tự viết, nói chuyện giao tiếp. Vậy làm thế nào để ôn thi IELTS Reading hiệu quả? Hãy cùng Oxford English UK giải đáp trong bài viết dưới đây.
Time Management
Trong bài thi IELTS Reading có 3 bài đọc và độ khó tăng dần lên. Nếu các bài đọc đều như nhau thì việc phân bố thời gian chia đều cho 3 bài đọc là điều hợp lý, tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Thường thì bài đọc đầu tiên là dễ nhất và bài đọc cuối là “chua” nhất, do đó việc phân bố thời gian hợp lý thường là theo công thức 15-20-25, nghĩa là 15 phút cho bài #1 dễ nhất, 20 phút cho bài #2, và 25 phút dành cho bài cuối cùng khó nhất.
Và các bạn lưu ý khác với Listening có riêng 10’ để transfer đáp án, thì Reading không có. Vậy nên ngay khi làm xong Passage nào bạn nên transfer đáp án luôn. Các bạn nên luyện tập việc này khi làm đề ở nhà (có thể download answer sheet trên mạng rồi in ra) vì thường chúng ta hay viết đáp án ngay cạnh câu hỏi, nên việc luyện tập sẽ giúp chúng ta căn thời gian tốt hơn và đỡ lúng túng khi đi thi thật. Trước khi nộp bài nên tận dụng thời gian để check chính tả, chữ cái viết hoa xem đúng hết chưa nhé! Các bạn cũng yên tâm là khi đi thi sẽ có cả đồng hồ lẫn slide hiển thị đồng hồ đếm ngược và giám thị sẽ nhắc thời gian nên không phải lo lắng nhé!
Skimming
Các bước thực hiện trong skimming
- Đầu tiên bạn đọc title của bài viết, sau đó đọc đoạn đầu tiên trong bài để xác định được nội dung chính của bài.
- Đọc topic sentence của từng đoạn, các topic sentence này thường là câu đầu tiên của bài text. Nhưng đôi khi đoạn văn có thể được mở đầu bằng một câu hỏi hay một câu dẫn dắt thì topic sentence có thể nằm ở giữa đoạn hay cuối đoạn.
- Cuối cùng bạn đọc cả đoạn text, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, when, where, which, why. Các bạn nên nắm bắt những từ ngữ chính trong đoạn văn, các từ đó thường có dạng danh từ, số từ hoặc là các từ được in đậm hay viết hoa.
Người đọc cần nắm được quy luật trình bày của bài khi đọc được các từ dấu hiệu (marking words) như: because, firstly, secondly, finally, lastly, but, then, includes và những từ chỉ thời gian khác. Những từ này có tác dụng giúp cho người đọc nhận ra cách trình bày đoạn văn nhanh chóng. Các cách trình bày có thể là cause-effect (nguyên nhân-kết quả), listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), và time-order (theo thứ tự thời gian).
Scanning
Các bước thực hiện kĩ năng scanning
- Phân tích cách sắp xếp của bài text trước khi bắt đầu scanning.
- Luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu thông tin mà bạn đang tìm kiếm, định hướng đó là loại thông tin gì, số từ hay danh từ riêng, ngày tháng,… Dữ liệu định hình càng cụ thể, bạn càng đỡ mất thời gian tìm kiếm.
- Bạn cần xác định thông tin đó xem nó xuất hiện trong đoạn nào của bài viết, sử dụng trí nhớ có được sau khi thưc hiện skimming và “quét” qua bài khoá một lượt, định vị chính xác vị trí của thông tin bạn cần tìm. Thông tin cần tìm có thể được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định, căn cứ vào điều này có thể giúp bạn xác định thông tin dễ dàng hơn.
- Bạn dừng lại khi đọc được thông tin cần tìm và đọc những câu xoay quanh thông tin đó để nắm bắt được điều mà đề bài yêu cầu người đọc trả lời, và sau đó trả lời câu hỏi. Bạn cần chú ý thực sự khi đọc các cấu trúc câu phức trong bài viết, tránh để bị bối rối và nhầm lẫn nhé.
Gạch chân keywork/ topic sentences để tạo map
Sau khi đã đọc câu hỏi và chắt lọc ra keyword, mình lướt qua xem lại một số keyword ở những câu hỏi đầu để nhớ hơn. Các bạn nhớ là ngoại trừ dạng câu hỏi đầu tiên của bài là Matching Heading cần phải đọc cả bài một lượt mới làm được, thì với những dạng khác, câu hỏi đầu tiên thường refers đến những đoạn đầu tiên; theo đó để trả lời những câu hỏi sau thì các bạn phải đọc các đoạn sau. Trong lúc đọc text các bạn cũng nên gạch chân keyword để tạo nên một cái map cho bài đọc của riêng bạn, giúp bạn dễ theo dõi các thông tin trong bài hơn. Một số bạn còn ghi nội dung chính của paragraph theo ý hiểu của mình bằng tiếng anh hoặc tiếng việt ra ngoài lề vì lượng keyword cũng khá nhiều, tuy nhiên mình hiếm khi áp dụng cách này vì tốn thời gian.
Lưu ý là trong lúc đọc, không nên đọc từng từ riêng rẽ mà nên đọc theo cụm, ví dụ như bạn nên đọc 3-4 từ trong một nháy mắt để tăng tốc độ đọc, vì thời gian là rất hạn chế. Bạn cũng nên biết rằng trong Reading thường hay sử dụng các synonym, antonym hay paraphrase chứ không bao giờ lặp lại nguyên si những gì đã sử dụng, vì thế nên việc nâng cao vốn từ vựng để đạt được điểm Reading cao là tối quan trọng.
Practice and Practice
“Practice makes Perfect”, dù là làm cái gì thì bạn cũng cần luyện tập nhiều thì mới có thể giỏi được. Tổng hợp từ những gì mình đã nói, muốn đọc hiểu tốt thì bạn cần tốc độ đọc nhanh, từ vựng và ngữ pháp đủ tốt. Vậy luyện tập tốc độ đọc như thế nào? Chả có cách nào khác là bạn phải đọc nhiều, cách này không những tăng khả năng đọc hiểu của bạn mà còn tăng khả năng tư duy, suy nghĩ bằng tiếng anh, rất tốt cho Speaking và Writing nữa.
Vậy đọc ở đâu, đọc cái gì? Đối với những bạn có vốn từ vựng chưa nhiều thì không nên ham hố đọc những cái quá academic mà nên bắt đầu từ những thứ mình thích và dễ hiểu, dần dần mới nâng lên những thứ khó hơn. VD như với những bạn đam mê phim ảnh, âm nhạc, thể thao có thể đọc review về những cái mình quan tâm, hoặc đọc Motivation books, tin tức bằng tiếng anh. Dần dần các bạn sẽ nhận thấy khả năng đọc của mình tăng lên trông thấy. Đến khi còn cách kì thi thật khoảng 1, 2 tháng thì bạn nên chuyển sang đọc journals, articles, researchs,…(vì đây là nguồn các bài đọc Reading Ielts). Mình thì hay đọc ở quyển Essential Articles vì nó sắp xếp theo chủ đề, tiện học từ cho Writing, và đọc các trang như BBC news, dailymail.co.uk…Bạn nên duy trì thói quen này hằng ngày, đọc cái gì cũng được miễn là có đọc.
Tóm lại, Reading trong IELTS không khó nếu bạn biết áp dụng đúng phương pháp chăm chỉ luyện tập và tìm ra tip cho riêng mình. Mình luôn muốn khuyên các bạn là trước khi bắt tay vào học IELTS thì nên xác định rõ mục đích thi và học của mình là gì, kiên trì theo đuổi nó và bạn sẽ thành công. Bạn cũng không nên lo lắng quá, tải nhiều tài liệu mà cuối cùng chả động tới cuốn nào, vậy nên cần chọn lọc và tập trung vào một số quyển thôi. Nhớ rằng “No pain No gain”, “Hard work will pay off”.